Từ lâu, Cà Mau đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo của vùng sông nước Nam Bộ. Vậy Cà Mau thuộc miền nào? Đến với mảnh đất nơi tận cùng Tổ quốc này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn có cơ hội trải nghiệm nền ẩm thực đậm đà bản sắc. Hãy cùng iDiaDiem khám phá các điểm đến thú vị và món ngon đặc sắc trong bài viết dưới đây – một cẩm nang du lịch hoàn hảo cho hành trình đến vùng đất Cà Mau.
Nội dung chính:
1. Cà Mau thuộc miền nào?
Theo đó, Cà Mau là mảnh đất cuối cùng trên bản đồ hình chữ S, là tỉnh trực thuộc Duyên hải cực Nam của Việt Nam. Toàn bộ địa phận tỉnh nằm trong bán đảo Cà Mau, trục đường quốc lộ 1 và quốc lộ 63, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những vùng kinh tế lớn của đất nước, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của quốc gia.
Bản đồ Cà Mau
Về tọa độ, Cà Mau nằm trong vùng có tọa độ từ 8 độ 34 phía đến 9 độ 33 phút Bắc; 105 độ 25 phút đến 104 độ 43 phút kinh Đông. Cụ thể các điểm bao gồm:
-
Điểm Bắc thuộc xã Biển Bạch, Thới Bình, nằm ở tọa độ 9 độ 33 phút Bắc.
-
Điểm cực Nam thuộc xã Viên An, Ngọc Hiền, tọa độ 8 độ 34 phút.
-
Điểm cực Tây thuộc xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, tọa độ 104 độ 43 phút kinh Đông.
-
Điểm cực Đông thuộc xã Tân Thuận, Đầm Dơi, có tọa độ 105 độ 25 phút kinh Đông.
Trên bản đồ Việt Nam, Cà Mau có 3 mặt giáp biển. Các vị trí tiếp giáp cụ thể như sau:
-
Phía Bắc giáp 2 tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.
-
Hai phía – phía Tây và phía Nam giáp Vịnh Thái Lan, có đường bờ biển dài 147km.
-
Phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển 107km.
Tính đến thời điểm hiện tại, Cà Mau có 1 thành phố (lấy luôn tên gọi Thành phố Cà Mau). 8 huyện bao gồm Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh. Trong đó, có 9 thị trần, 10 phường, 82 xã, tổng cộng 101 đơn vị hành chính cấp xã.
2. Những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Cà Mau
Không chỉ có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau còn thu hút khách du lịch bởi nhiều điểm đến lý tưởng, với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Du lịch và dịch vụ là một trong những dịch vụ giúp Cà Mau ngày một giàu mạnh. Nếu có dịp đến đây, dưới đây là những gợi ý du lịch của chúng tôi.
– Rừng U Minh Hạ
Điểm đến đầu tiên và không thể bỏ qua tại Cà Mau là rừng U Minh Hạ, trải dài theo các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi, thuộc địa phận 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Đến với rừng U Minh Hạ, khách du lịch được tìm hiểu về hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng với nhiều loài động, thực vật phong phú, không khí trong lành từ những cánh rừng xanh mát mắt, trải dài.
Rừng U Minh Hạ một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cà Mau
– Chùa Monivongsa Bopharam
Chùa Monivongsa Bopharam tại Cà Mau
Là một người yêu thích kiến trúc dân tộc và thích thú tìm hiểu về tâm linh, chùa Monivongsa Bopharam là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau. Đây là ngôi chùa nổi tiếng, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Khmer và được đánh giá là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại điểm cực Nam của Tổ quốc.
– Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cà Mau còn có một khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng lớn, nghiêm trang, tọa lạc tại khóm 1, phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau. Đây là địa điểm thăm quan, tưởng nhớ nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời được xây dựng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong tương lai, là điểm lui tới thường xuyên của người dân để bày tỏ lòng thành kính với Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
3. Đến Cà Mau ăn gì?
Ẩm thực Cà Mau cũng là một trong những yếu tố giúp du lịch nơi đây có những bước tiến cực kỳ mạnh mẽ trong suốt thời gian dài. Trong đó, cua Cà Mau, lẩu mắm U Minh và mắm ba khía Rạch Gốc là những món ăn nổi tiếng nhất.
– Cua Cà Mau
Được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc là minh chứng rõ nét nhất cho thấy sự nổi tiếng của cua Cà Mau. Cua Cà Mau nổi tiếng chắc thịt, vừa thơm, vừa ngọt. Đặc biệt phần gạch cua béo ngậy, ít mới, mang đến những trải nghiệm ẩm thực không thể nào quên cho khách thăm quan.
– Lẩu mắm U Minh
Thăm quan rừng U Minh Hạ mà không thử lẩu mắm U Minh quả là một thiếu sót lớn. Với nguyên liệu chính là mắm có hương vị đặc trưng, lẩu mắm U Minh như gói gọn sự tươi mát cũng như những hương vị đa dạng: mặn, ngọt, chua đắng,… của sông nước Cà Mau.
Lẩu mắm U Minh tại Cà Mau
– Mắm ba khía Rạch Gốc
Mắm ba khía Rạch Gốc cũng là món ăn nổi tiếng, thu hút khách du lịch khi tới đây. Ba khía được làm sạch, trộn cùng nhiều gia vị hấp dẫn. Món ăn có hương vị biển độc đáo, mang những nét đặc trưng không thể trộn lẫn của vùng đất mũi Cà Mau.
3. Kết luận
Trên đây là những thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cà Mau thuộc miền nào và nét đẹp độc đáo của vùng đất này. Không chỉ là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, Cà Mau còn ghi dấu trong lòng du khách bởi nền ẩm thực hấp dẫn và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích, sẵn sàng cho hành trình khám phá Cà Mau trọn vẹn và đầy ý nghĩa.