Có rất nhiều trường hợp trong cuộc sống mà chúng ta cần phải công chứng giấy tờ như khi xin việc, làm thủ tục nhập học, đăng ký kết hôn, làm hộ chiếu… Vậy chúng ta công chứng giấy tờ ở đâu? Đây chắc là câu hỏi rất nhiều người đang quan tâm. Bài viết này, iDiaDiem sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về công chứng giấy tờ.
Nội dung chính:
Khái niệm về công chứng giấy tờ
Trên thực tế, theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Các loại giấy tờ cần công chứng
Theo Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, luật pháp quy định:
“Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Vậy nên bình thường chúng ta sử dụng khái niệm công chứng giấy tờ không phải là khái niệm đúng, đây chỉ là cách gọi quen miệng của nhiều người để nói về việc chứng thực các bản sao của giấy tờ như chứng minh thư, giấy khai sinh,…
Công chứng giấy tờ ở đâu? Có mất phí không
Công chứng giấy tờ ở đâu?
Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc công chứng giấy tờ, chính xác phải là chứng thực giấy tờ cũng được quy định rõ trong Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:
-
Phòng Tư pháp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh: có thẩm quyền chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận, chứng thực chữ ký, hợp đồng giao dịch, văn bản thỏa thuận. Trong trường hợp này, người ký chứng thực là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
-
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường thị trấn : chứng thực giấy tờ bản sao do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận, chứng thực chữ ký, di chúc , văn bản, hợp đồng. Người ký trong trường hợp này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
-
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự quán và Cơ quan khác: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận, chứng thực chữ ký trong các văn bản, giấy tờ, chứng thực chữ ký của biên dịch viên trong các văn bản được dịch từ nước ngoài sang Tiếng Việt. Người ký là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.
Khi công chứng, chứng thực giấy tờ tại các cơ quan nói trên, chúng ta sẽ có các mức thu phí theo quy định như sau:
STT |
Nội dung thu |
Mức thu |
1 |
Phí chứng thực bản sao từ bản chính |
2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính |
2 |
Phí chứng thực chữ ký |
10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
3 |
Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: |
|
a |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
b |
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
c |
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực |
25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
Những câu hỏi thường gặp về công chứng giấy tờ
Câu hỏi 1: Công chứng giấy tờ là gì?
Trả lời: Công chứng giấy tờ là quá trình xác nhận tính hợp pháp và xác thực của các tài liệu, hợp đồng, hoặc giấy tờ bằng cách được một công chứng viên hoặc tổ chức công chứng chứng nhận. Quá trình này giúp đảm bảo rằng các giấy tờ, hợp đồng có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng trong các giao dịch, tranh chấp hoặc yêu cầu pháp lý khác.
Câu hỏi 2: Các loại giấy tờ nào cần phải công chứng?
Trả lời: Các loại giấy tờ thường cần phải công chứng bao gồm hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê nhà, giấy ủy quyền, giấy tờ thừa kế, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, và các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc vay mượn. Việc công chứng giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.
Câu hỏi 3: Quy trình công chứng giấy tờ như thế nào?
Trả lời: Quy trình công chứng giấy tờ thường gồm các bước sau:
- Bạn mang giấy tờ cần công chứng đến văn phòng công chứng.
- Công chứng viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các giấy tờ.
- Nếu giấy tờ hợp lệ, công chứng viên sẽ chứng nhận và đóng dấu công chứng lên tài liệu.
- Bạn nhận lại giấy tờ đã được công chứng và có giá trị pháp lý.
Câu hỏi 4: Công chứng giấy tờ có mất phí không?
Trả lời: Có, công chứng giấy tờ thường đi kèm với một khoản phí. Mức phí này tùy thuộc vào loại giấy tờ cần công chứng và quy định của từng cơ quan công chứng. Bạn có thể tham khảo mức phí tại văn phòng công chứng mà bạn đến để thực hiện việc công chứng.
Câu hỏi 5: Công chứng viên có quyền từ chối công chứng giấy tờ không?
Trả lời: Có, công chứng viên có quyền từ chối công chứng nếu giấy tờ không hợp lệ hoặc không tuân thủ quy định pháp luật. Công chứng viên có thể yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ hoặc chỉnh sửa lại nội dung trước khi tiến hành công chứng.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc về công chứng giấy tờ ở đâu một cách rõ ràng và dễ hiểu. Để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích và những câu trả lời hữu ích khác, hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi. Chúng tôi luôn cập nhật những kiến thức mới nhất để hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý. Chúc bạn một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!