Căn cước công dân được xem là loại giấy tờ mới đầy tính tiện dụng. Lý do là bởi vì nó có gắn thêm chip nên có khả năng lưu giữ hầu hết các thông tin cá nhân của chúng ta. Vậy làm căn cước công dân ở đâu và cần phải lưu ý gì khi đi làm giấy tờ này? Trong bài viết bên dưới, iDiaDiem sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Nội dung chính:
Giải đáp thắc mắc chung: Làm căn cước công dân ở đâu?
Giải đáp thắc mắc chung: Làm căn cước công dân ở đâu?
Địa điểm làm thủ tục cấp và đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip đã được cơ quan Nhà nước sắp xếp, cũng như hỗ trợ một cách tuyệt đối. Theo Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và điều số 26 Luật Căn cước công dân 2014, nếu cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận, nguyên tắc tiếp nhận làm loại giấy tờ này như sau:
-
Cơ quan quản lý thẻ căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương sẽ tiếp nhận hồ sơ, cũng như giải quyết trường hợp đổi, cấp, cấp lại thẻ cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.
-
Cơ quan quản lý thẻ căn cước công dân Công an cấp tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp, cấp lại thẻ cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đó. Những trường hợp đổi thẻ theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều số 23 Luật căn cước công dân, cấp lại căn cước công dân với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc TW khác.
-
Cơ quan quản lý CCCD Bộ Công an sẽ tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ căn cước công dân trong trường hợp công dân yêu cầu và những tình huống đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý thẻ căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Một số điều cần phải lưu ý khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip?
Một số điều cần phải lưu ý khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip?
Khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, các bạn cần phải mang đầy đủ các loại giấy tờ sau để tránh phải về lấy hoặc hẹn lần kế tiếp:
-
Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu n chưa bị thu hồi)
-
Chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân cũ
-
Giấy khai sinh để phòng trường hợp cán bộ làm thẻ yêu cầu
-
Giấy tờ chứng minh trong trường hợp thay đổi về thông tin nhân thân
-
Đến đúng giờ theo lịch được hẹn
-
Ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng và không đeo kính khi chụp ảnh thẻ
Ý nghĩa của thẻ căn cước công dân gắn chip
Ý nghĩa của thẻ căn cước công dân gắn chip
Thẻ căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ nhằm thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình CCCD để kiểm tra về số định danh trên thẻ. Mục đích là để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cũng như cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thì cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận các thông tin quy định.
Những câu hỏi thường gặp về căn cước công dân
Câu hỏi 1: Căn cước công dân là gì?
Trả lời: Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân do cơ quan nhà nước cấp cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Nó có chức năng xác nhận danh tính và thông tin cá nhân, thay thế cho Chứng minh nhân dân (CMND) trước đây.
Câu hỏi 2: Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?
Trả lời: Thẻ căn cước công dân có thời hạn như sau:
- Dưới 25 tuổi: Cần đổi khi đủ 25 tuổi.
- Từ 25 – 40 tuổi: Cần đổi khi đủ 40 tuổi.
- Từ 40 – 60 tuổi: Cần đổi khi đủ 60 tuổi.
- Trên 60 tuổi: Không cần đổi trừ khi có thay đổi thông tin hoặc thẻ bị hư hỏng.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để cấp mới hoặc cấp lại căn cước công dân?
Trả lời: Công dân có thể đến cơ quan công an cấp huyện/tỉnh hoặc trung tâm hành chính công để làm CCCD. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Sổ hộ khẩu (nếu chưa có thông tin trên hệ thống).
- Chứng minh nhân dân cũ hoặc CCCD cũ (nếu có).
- Giấy tờ chứng minh thay đổi thông tin (nếu cần).
Câu hỏi 4: Căn cước công dân gắn chip có lợi ích gì?
Trả lời: CCCD gắn chip mang lại nhiều lợi ích như:
- Tích hợp nhiều thông tin (bảo hiểm, bằng lái xe, mã số thuế, v.v.).
- Bảo mật cao hơn so với CMND hoặc CCCD mã vạch.
- Tiện lợi khi làm thủ tục hành chính và giao dịch tài chính.
- Hỗ trợ nhận diện sinh trắc học, giảm nguy cơ giả mạo danh tính.
Câu hỏi 5: Làm mất căn cước công dân thì phải làm sao?
Trả lời: Nếu làm mất CCCD, cần:
- Khai báo mất thẻ tại cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
- Nộp hồ sơ xin cấp lại CCCD và đóng lệ phí theo quy định.
- Thời gian cấp lại: Thường từ 7 – 15 ngày làm việc.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, idiadiem tin rằng các bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc làm căn cước công dân ở đâu, cũng như những thông tin liên quan đến loại giấy tờ tùy thân này. Hãy thường xuyên truy cập website của idiadiem để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác.