Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến mảnh đất Tổ linh thiêng, nơi bắt nguồn của dân tộc Việt Nam với bề dày văn hóa lịch sử từ thuở dựng nước và giữ nước. Mỗi năm, vùng đất này lại rộn ràng đón khách từ khắp mọi miền tổ quốc trong lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, sự kiện trọng đại thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước. Phú Thọ nằm ở đâu trên bản đồ địa lý Việt Nam, và vùng đất này có những điểm đến du lịch nổi bật nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng iDiaDiem khám phá du lịch Phú Thọ và giải đáp câu hỏi “Phú Thọ thuộc miền nào” để hiểu thêm về giá trị văn hóa và địa lý đặc sắc của mảnh đất này.
Nội dung chính:
1. Phú Thọ thuộc miền nào?
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, là trung tâm văn hóa, kinh tế, giao thương hàng hóa của vùng. Tọa độ địa lý tỉnh Phú Thọ trải dài từ 20 độ 55 phút đến 21 độ 43 phút vĩ độ Bắc và 104 độ 48 phút đến 105 độ 27 phút kinh độ Đông.
Bản đồ địa lý tỉnh Phú Thọ
Về vị trí địa lý, Phú Thọ tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc, cụ thể như sau:
-
Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
-
Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội.
-
Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
-
Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang.
Các điểm cực Phú Thọ bao gồm:
-
Điểm cực bắc nằm tại xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng.
-
Điểm cực nam thuộc địa phận xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn.
-
Điểm cực đông tại xã Sông Lô, thành phố Việt Trì.
-
Điểm cực tây tại xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Về hành chính, Phú Thọ gồm 13 huyện, thành, thị, đặc biệt là đô thị loại 1 – thành phố Việt Trì – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
2. Những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Phú Thọ
Những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Phú Thọ
Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến vùng đất có truyền thống lâu đời, có bề dày văn hóa, lịch sử. Đây cũng là một nét nổi bật trong du lịch Phú Thọ, được nhiều du khách yêu thích. Đặt chân đến vùng đất Tổ, có nhiều điểm đến không thể bỏ qua. Trong số đó phải kể đến khu di tích đền Hùng, đồi chè Long Cốc, và vườn quốc gia Xuân Sơn. Mỗi địa điểm mang một nét đẹp khác nhau, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách.
– Khu di tích Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng thuộc vùng Phong Châu – vùng đất đế đô của nhà nước Văn Lang. Đến thăm Đền Hùng, khách du lịch có cơ hội tìm hiểu về lịch sử dựng nước và giữ nước từ xa xưa của dân tộc, thăm quan 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa và 1 lăng, cùng nhiều công trình kiến trúc khác. Nơi đây có cảnh quan hùng vĩ, không khí mát mẻ. Đặc biệt ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm còn có lễ hội Đền Hùng – ngày hội của cả nước.
– Đồi chè Long Cốc
Đồi chè Long Cốc
Tọa lạc trên địa bàn huyện Tân Sơn, Phú Thọ, đồi chè Long Cốc là điểm đến tiếp theo du khách không nên bỏ qua khi đặt chân tới đây. Nơi đây được mệnh danh là đồi chè đẹp nhất Việt Nam, được nhiều nhiếp ảnh gia săn đón. Đồi chè Long Cốc có hàng trăm, hàng ngàn quả đồi lớn nhỏ xen kẽ. Chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Vị chè thơm, ngon, dễ uống.
– Vườn quốc gia Xuân Sơn
Điểm đến cuối cùng trong chuyến hành hương đến Phú Thọ là vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn. Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm vườn quốc gia là mùa hè. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ: buổi sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, buổi chiều hiu hiu gió và se lạnh khi đến tối. Nếu bạn yêu thích phong cách du lịch nghỉ dưỡng, các mô hình sinh thái, vườn quốc gia Xuân Sơn là điểm đến lý tưởng.
3. Đến Phú Thọ có món ăn nào nổi tiếng?
Không chỉ phát triển văn hóa – du lịch, nền ẩm thực phong phú, nhiều món ăn ngon mang hương vị đặc trưng cũng là một trong những yếu tố giúp níu chân khách du lịch. Đến Phú Thọ ăn gì là thắc mắc chung của nhiều khách thăm quan. Trong phần cuối của bài viết, chúng tôi xin gợi ý tới bạn đọc những món ăn nổi tiếng tại vùng đất Tổ.
– Thịt chua
Thịt chua Phú Thọ
Thịt chua là món ăn đặc sản của người dân tộc Mường, sinh sống tại Phú Thọ, nổi tiếng nhất là thịt chua Thanh Sơn. Thịt chua có hương vị đặc biệt, được làm từ thịt ba chỉ và thịt nạc vai. Sau khi tẩm ướp, thịt được lên men theo công thức riêng. Để món ăn này ngon, lợn phải được nuôi bằng rau củ, trái cây. Món ăn này ăn kèm với lá sung, đinh lăng, chấm tương ớt.
– Rau sắn
Một món ăn nổi tiếng khác tại Phú Thọ là canh rau sắn. Đây là loại rau mọc cùng củ sắn, được vò nát, ngâm nước để bớt nhựa. Rau sắn trộn cùng muối, gia vị, ủ từ 4-5 ngày tùy thích. Rau sắn sử dụng tương tự như dưa, cà muối của người miền xuôi, hoặc nấu cùng cá rô rất hấp dẫn, đưa cơm.
– Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng
Du lịch Phú Thọ, nhiều người thích bưởi Đoan Hùng và lựa chọn loại quà này làm quà cho người thân, bạn bè. Bưởi Đoan Hùng nổi tiếng tại xã Chí Đám và Bằng Luân. Loại bưởi này có ruột trắng, mềm, ngọt nước và thơm. Vị ngọt vừa đủ, không quá gắt nên tốt cho sức khỏe, phù hợp với thể trạng nhiều người.
4. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc những điểm tham quan nổi bật và các món ăn đặc trưng tại mảnh đất Phú Thọ – vùng đất tổ với nền văn hóa lâu đời. Đặc biệt, những thông tin đã cung cấp chắc hẳn đã phần nào giải đáp cho bạn đọc thắc mắc “Phú Thọ thuộc miền nào”. Hy vọng với các gợi ý về điểm đến và ẩm thực, bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ và chuyến du lịch trọn vẹn khi ghé thăm Phú Thọ.