Thanh Hóa thuộc miền nào? Tìm hiểu thêm về Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái nên sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn, Nhà Hồ, Thác Mây, Vườn Quốc Gia Cúc Phương,…Tuy nhiên không phải ai cũng biết được Thanh Hóa thuộc miền nào? Và tỉnh Thanh Hóa có gì nổi bật? Hãy cùng với iDiaDiem tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!.

Thanh Hóa thuộc miền nào? Tìm hiểu thêm về Tỉnh Thanh Hóa

Vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh lớn có diện tích đứng thứ 5 và dân số đứng thứ 3 cả nước, thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Thanh Hóa thuộc miền nào? Tìm hiểu thêm về Tỉnh Thanh Hóa

Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa:

  • Điểm cực bắc tại: Xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
  • Điểm cực đông tại: Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
  • Điểm cực tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
  • Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

Hiện nay, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ định hướng xây dựng Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại;

Một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Thanh hóa giáp với những tỉnh nào?

  • Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
  • Phía nam giáp tỉnh Nghệ An.
  • Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh, tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) nước Lào với đường biên giới 192 km.
  • Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.

Thanh Hóa thuộc miền nào? Tìm hiểu thêm về Tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ tỉnh Thanh hóa

Thanh Hóa thuộc miền nào?

Thanh Hoá thuộc miền Trung cụ thể là vùng Bắc Trung Bộ cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km, tổng diện tích thực tế là 11.120,6 km².

Tính đến ngày 01/02/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa có tất cả 03 cửa khẩu đất liền là Na Mèo (có vị trí ở Quan Sơn), Tén Tằn (ở tại Mường Lát) và Cửa khẩu phụ Khẹo (vị trí ở tại Thường Xuân). Ngoài ra đường bờ biển của tỉnh này còn có 05 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào thông thương buôn bán.

Nằm ở phía Bắc trung bộ, Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng.

Qua quá trình vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, người xứ Thanh đã tạo cho mình sắc thái văn hóa riêng biệt, thể hiện qua một khối lượng di sản hết sức phong phú và đa dạng.

Đó là hệ thống các làng nghề truyền thống nổi tiếng của người Kinh, Mường, Dao, Thái, Thổ, tiêu biểu như: nghề chạm khắc đá ở làng An Hoạch (Đông Sơn), nghề rèn Tất Tác (Hậu Lộc), nghề đúc đồng Trà Đông, nghề làm Chum vại, tiểu sành ở làng Đức Thọ Vạn,…

Thanh Hoá cũng là vùng đất truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng đất đã gắn liền với quá trình tồn vong, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Người xứ Thanh xưa và nay đã viết nên nhiều trang sử hào hùng của dân tộc, được lưu danh bởi các tên tuổi như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền…

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện, thị xã và Thành Phố?

Hiện nay Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện.

  • Thành Phố: Thanh Hóa và Sầm Sơn
  • 2 Thị Xã: Bỉm Sơn và Nghi Sơn
  • 23 huyện gồm: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định.

Địa hình và khí hậu của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

  • Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25 độ; vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc từ 15 -20 độ .
  • Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.
  • Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông.

Thanh Hóa thuộc miền nào? Tìm hiểu thêm về Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khach ưa thích

Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) …; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.

  • Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300 mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23 độ C – 24 độ C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
  • Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Kho THA dc ở đâu?

Những câu hỏi thường gặp về tỉnh Thanh Hóa

Câu hỏi 1: Thanh Hóa nằm ở đâu?

  • Trả lời: Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, giáp với các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, và Quảng Ninh, cùng với bờ biển dài tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi 2: Những địa điểm du lịch nổi bật của Thanh Hóa là gì?

  • Trả lời: Thanh Hóa có nhiều địa điểm du lịch nổi bật như suối cá Cẩm Thủy, khu di tích Lam Kinh, di tích lịch sử Thành Nhà Hồ, bãi biển Sầm Sơn, thác Mây, và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Câu hỏi 3: Thanh Hóa nổi tiếng với những đặc sản gì?

  • Trả lời: Thanh Hóa nổi tiếng với các đặc sản như nem chua, cáy rang, bánh gai, bún chả Thanh Hóa, và các món chế biến từ mực, cua biển Sầm Sơn.

Câu hỏi 4: Những lễ hội nổi bật của Thanh Hóa là gì?

  • Trả lời: Thanh Hóa có các lễ hội đặc sắc như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Đền Bà Triệu, lễ hội Sầm Sơn, và lễ hội đền Cô Chín. Các lễ hội này gắn liền với các giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh.

Câu hỏi 5: Thanh Hóa có khí hậu như thế nào?

  • Trả lời: Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Kết luận

Hi vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn xác định được: Thanh Hóa thuộc miền nào? và những thông tin thêm về tỉnh Thanh Hóa mà bạn có thể tìm hiểu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác? Hãy để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé!.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *